VIỆT GLOBAL



Tại sao lại chóng mặt sau khi chơi đu quay?

Việt Global     03-04-2025

Bạn có bao giờ thắc mắc về cảm giác sau khi bước xuống khỏi trò chơi đu quay, toàn bộ cơ thể loạng choạng như muốn ngã, cơn chóng mặt ập đến ngay tức khắc. Ngay cả khi đứng yên, cảnh vật xung quanh dường như vẫn đang quay cuồng xung quanh ta. Vậy hiện tượng này được gọi là gì? Vì sao hiện tượng này lại xảy ra trong cơ thể chúng ta? Hãy cùng Việt Global giải mã câu hỏi tại sao lại chóng mặt sau khi chơi đu quay ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao lại chóng mặt sau khi chơi đu quay

Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, dù là quay vòng tròn ở bất cứ hình thức nào, chạy xung quanh theo vòng tròn, quay tròn trên ghế hoặc cầm tay nhau quay vòng tròn thì cũng sẽ đều xảy ra tình trạng như chóng mặt sau khi chơi đu quay. Hiện tượng này xảy ra là do cơ chế cân bằng được cấu tạo nằm bên trong tai của chúng ta. Trong lúc chúng ta quay vòng nhanh, cùng thời điểm đó mắt sẽ được được tiếp nhận rất nhiều thông tin khác nhau chỉ trong thời gian ngắn, điều này khiến bạn bị mất phương hướng và chóng mặt sau khi chơi trò chơi đu quay. Vì vậy, cơ chế cân bằng này đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp giữ cho thị giác được ổn định nhất có thể trước những thay đổi đột ngột từ môi trường xung quanh. 

Chơi đu quay

Chúng ta thường cho rằng, đôi mắt chính là “chiếc máy ảnh” được gắn trên gimbal của cuộc đời mỗi con người, có khả năng “chống rung” thần kỳ và mọi khoảnh khắc đáng nhớ đều được lưu lại trong bộ não. Tuy nhiên, nếu đôi mắt là gimbal thì có lẽ mỗi lần ngoái cổ hoặc cử động đột ngột đều sẽ khiến chúng ta bị chóng mặt. Vì vậy, cơ chế “chống rung” của cơ thế hoàn toàn không liên quan gì đến mắt mà thay vào đó bộ phận này được cấu tạo bên trong tai.

Sâu trong ống tai chúng ta có ba ống hình bán khuyên nằm chếch nhau góc 90 độ, đóng vai trò như ba trục của một chiếc gimbal trong cơ thể. Mỗi ống lót nhiều sợi lông nhỏ và chứa hai lớp dịch lỏng sền sệt, được các nhà khoa học gọi là dịch trong và dịch ngoài (Endolymph và Cupula). Khi chúng ta di chuyển hoặc quay tròn, chất lỏng này sẽ được chảy trong ống tai, tác động lên các sợi lông khiến chúng lay động. Những chuyển động này gửi tín hiệu đến não, giúp tái tạo hình ảnh thị giác ổn định, tương tự như cơ chế chống rung trong máy ảnh.

Cấu tạo trong tai

Và khi chúng ta quay tròn rồi đột ngột dừng lại, chất lỏng trong ống bán khuyên không thể dừng ngay do quán tính, tiếp tục di chuyển và kích thích các sợi lông. Điều này khiến não nhận tín hiệu rằng cơ thể vẫn đang chuyển động, dẫn đến cảm giác chóng mặt. Cảm giác này sẽ dần biến mất khi chất lỏng trong ống bán khuyên trung hòa quán tính và các sợi lông không còn bị tác động nữa.

Tóm lại, sự cân bằng cơ thể khi vận động mạnh mà chúng ta có được là nhờ cơ chế cân bằng trong tai tựa như một chiếc gimbal hiện đại, giúp duy trì hình ảnh và cảnh vật xung quanh ổn định khi di chuyển. Nếu không có “chiếc gimbal” này, mỗi bước đi sẽ là một thử thách, mỗi vòng quay sẽ là một cơn hỗn loạn không hồi kết. Đây được coi là minh chứng cho cấu tạo kỳ diệu và sự sống của con người!

Từ Khóa:

Đối tác của chúng tôi